Giỏ hàng

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN ĐẾN CHÂN CÔNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN TRÊN TOÀN QUỐC

Ý Nghĩa Của Bộ Tượng La Hán Chùa Tây Phương

Khi nghe về cụm từ 18 vị La Hán chắc hẵng chúng ta ít nhất ai cũng nghe được trên những bộ phim võ thuật của Trung Quốc cũng như bộ phim gắn liền với bao tuổi thơ người Việt Nam đó là Tây Du Kí, tuy nhiên để biết về xuất thân, ý nghĩa của từng vị La Hán thì ít ai có thể biết được. Chính vì thê hôm nay Cabistone đã làm bài viết này nhằm giải đáp những câu hỏi trên.

Tượng La Hán Gồm Những Ai

Có tổng cộng là 18 vị la hán, mỗi người mang một diện dạo,dáng vẻ khác nhau , dưới đây là tên của 18 vị la hán đó :

1. La Hán Ba Tiêu

2. La Hán Bố Đại
3. La Hán Cử Bát
4. La Hán Hàng Long
5. La Hán Khai Tâm
6. La Hán Kháng Môn
7. La Hán Khánh Hỷ
8. La Hán Khoái Nhĩ
9. La Hán Kỵ Tượng
10. La Hán Phục Hổ
11. La Hán Quá Giang
12. La Hán Thác Tháp
13. La Hán Thám Thủ
14. La Hán Tiếu Sư
15. La Hán Tĩnh Tọa
16. La Hán Tọa Lộc
17. La Hán Trầm Tư
18. La Hán Trường Mi

Ý Nghĩa Tượng 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương

1.Vị La Hán thứ nhất đó là: Tôn giả Bạt La Đọa

Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là “Kị Lộc La Hán”.

Hình tượng ngài ngồi trên lưng con Hươu thong dong, tự tại đã minh chứng cho những tháng ngày tu thành chính quả.

Tượng Kị Lộc La Hán

Tượng Kị Lộc La Hán

2. Vị La Hán thứ hai: Tôn giả Già Phạt Tha

Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.” Cho nên, người đời gọi ông là “Hỉ Khánh La Hán”.

Hình ảnh này nói lên việc chúng ta cần phải giữ gìn lấy thân miệng ý để không chìm trong giận giữ, thù hận hay bất kỳ sự xấu xa nào khác. Làm được điều này là quý vị đã tu theo Khánh Hỷ La Hán rồi đấy.

Tượng Khánh Hỷ La Hán

Tượng Khánh Hỷ La Hán

3. Vị La Hán thứ ba: Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà

Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác mà là ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn. Sau này thế nhân gọi ông là “Cử Bát La Hán”.

Hình tượng Cử Bát nghĩa là ngài luôn mang theo bên mình một cái bát sắt khi du hành khất thực. Khất thực là cách để rèn luyện sự nhẫn nhục, kiên trì, từ bi. 

Tượng Cử Bát La Hán

Tượng Cử Bát La Hán

4. Vị La Hán thứ tư: Tôn giả Tô Tần Đà

Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bởi vì tháp là tượng trưng cho Phật. Vì để tưởng niệm mình đã đi theo Phật nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và mang theo bên mình. Vì vậy, người đời sau này gọi ông là “Thác Tháp La Hán”.

Ý nghĩa của hình tượng này là dù quý vị có là người như thế nào chăng nữa, trong tâm có Phật, biết tu tập tinh tấn tất sẽ tu thành chính quả, đạt được giải thoát. 

Tượng Thác Tháp La Hán

Tượng Thác Tháp La Hán

5. Vị La Hán thứ năm: Tôn giả Nặc Cự La 

Vị La Hán này vốn là một võ sĩ. Sau khi xuất gia, Sư phụ vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông ngồi tĩnh tọa liền hiện ra thể trạng đại lực sĩ, đây là lý do người đời sau gọi ông là “Tĩnh Tọa La Hán”.

Hình ảnh này muốn nói rằng bằng con đường tu tập chân chính, công phu tọa thiền, quán chiếu bằng trí tuệ, sức nhẫn nhục bền bỉ, nghiêm trì tịnh giới mới đạt được định lực không thối chuyển.

Tượng Tĩnh Tọa La Hán

Tượng Tĩnh Tọa La Hán

6. Vị La Hán thứ sáu: Tôn giả Bạt Đà La

Vị la hán này nguyên thuỷ là bồi bàn quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Mẹ của ông sinh ông ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La. Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là “Quá Giang La Hán”.

Chính vì thế, tượng ngài mang lại ý nghĩa phản tỉnh tư duy, chỉ ra việc tắm rửa là một pháp tu hữu dụng thiết thực trong đạo Phật.

Tượng Tĩnh Tọa La Hán

Tượng Quá Giang La Hán

7. Vị La Hán thứ bảy: Tôn giả Già Lực Già

Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. Vì vậy, người đời gọi ông với cái tên là “Kỵ Tượng La Hán”.

Tượng Kỵ Tượng La Hán

Tượng Kỵ Tượng La Hán

8. Vị La Hán thứ tám: Tôn giả Phật Đà La

Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là “Tiếu Sư La Hán”.

Hình tượng Ngài được khắc họa khá mạnh mẽ và trông dữ tợn như chính những gì ngài đã làm trước khi xuất gia.

Tượng Tiếu Sư La Hán

Tượng Tiếu Sư La Hán

9. Vị La Hán thứ chín: Tôn giả Tuất Bác Già 

Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.” Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa. Cũng vì thế mà người đời gọi ông là “Khai Tâm La Hán”. Hình tượng của ngài được khắc họa là vạch áo bày ngực để hiển lộ tâm Phật.

Điều này muốn nói đến đức tin bất diệt không gì có thể thay đổi, xem Phật Pháp nhiệm màu là chân lý ngàn đời của Ngài. Quý vị Phật Tử khi thấy tượng ngài là tự khắc hiểu được đức tin quan trọng như thế nào, nó làm cho con người trở nên khai sáng ra sao. 

Tượng Khai Tâm La Hán

Tượng Khai Tâm La Hán

10. Vị La Hán thứ mười: Tôn giả Bạn Nặc Già

Ông là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán Môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là “Thám Thủ La Hán”.

Hình tượng của ngài được khắc họa đưa hai tay lên rất sảng khoái của một vị La-hán sau cơn thiền định. Điều này mang lại ý nghĩa rằng ngài đã giác ngộ, tinh tấn dõng mãnh khi tu tập theo Phật Pháp. 

Tượng Thám Thủ La Hán

Tượng Thám Thủ La Hán

11. Vị La Hán thứ mười một: Tôn giả La Hầu La

Ông là người con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông được người đời gọi là “Trầm Tư La Hán”. Chiếu vào cuộc đời của Ngài, chúng ta có thể học hỏi để tu tập. Để tu đắc đạo, nhất định phải nhẫn nhục, như chính ngài, đức La Hán Trầm Tư. 

Tượng Trầm Tư La Hán

Tượng Trầm Tư La Hán

12. Vị La Hán thứ mười hai: Tôn giả Na Già Tê 

Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân. Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh. Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn. Vì vậy, người đời gọi ông là “Oạt Nhĩ La Hán”. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, con người thường có một cái miệng để nói nhưng đến hai cái tai để nghe, hãy học cách lắng nghe. Đó được xem là biện pháp tu tập giúp chúng ta ngày càng thông suốt hơn.  

Tượng Oạt Nhĩ La Hán

Tượng Khoái Nhĩ La Hán

13. Vị La Hán thứ mười ba: Tôn giả Nhân Già Đà

Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi. Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là “Bố Đại La Hán”.

Hình tượng của ngài được khắc họa mập mạp, bụng to, túi vải lớn bên mình như là hiện thân của Bồ Tát Di Lặc. Hình tượng này mang lại ý nghĩa sâu sắc về lòng từ đức cao độ của Ngài, giúp đời giúp người. Mà trong đạo Phật, từ bi là cốt lõi của mọi hạnh nguyện. 

Tượng Bố Đại La Hán

Tượng Bố Đại La Hán

14. Vị La Hán thứ mười bốn: Tôn giả Phạt Na Ba Tư

Ông vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời trời mưa rất to. Lá cây chuối ở hậu viện bị mưa rơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đặt ông là Phạt Na Ba Tư (Tiếng Phạn có nghĩa là mưa). Sau này khi ông xuất gia thường hay đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là “Ba Tiêu La Hán”.

Tượng Ba Tiêu La Hán

Tượng Ba Tiêu La Hán

15. Vị La Hán thứ mười năm: Tôn giả A Thị Đa

Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài. Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia. Cuối cùng ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là “Trường Mi La Hán”.

Tượng Trường Mi La Hán

Tượng Trường Mi La Hán

16. Vị La Hán thứ mười sáu: Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già 

Ông là em của vị La Hán Thán Thủ. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí. Vì vậy ông được gọi là “Khán Môn La Hán”. 

Tượng của ngài được khắc họa đang cầm một cây gậy có treo những chiếc chuông nhỏ. Đây là vật mà Phật đã trao tặng. Cây gậy nhỏ này đã trở thành biểu tượng của của Tôn giả và là hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt Phật Giáo.

Tượng Khánh Môn La Hán

Tượng Khánh Môn La Hán

17. Vị La Hán thứ mười bảy: Tôn giả Vi Khánh Hữu 

Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau

Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là “Hàng Long La Hán”.

Hình tượng của ngài được khắc họa trong dáng vẻ rất mạnh mẽ, đang đấu nhau với một con rồng. . Ngài là vị Đại La-hán thần thông quảng đại, đạo hạnh trang nghiêm. 

Tượng Hàng Long La Hán

Tượng Hàng Long La Hán

18. Vị La Hán thứ mười tám: Tôn giả Vi Tân Đầu Lô

Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục. Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là “Phục Hổ La Hán”. Tượng của ngài được khắc họa vô cùng dũng mãnh và tráng kiện, ngồi trên lưng con Hổ như chứng minh sức mạnh của Phật Pháp, không gì là không thể hàng phục.

Tượng Phục Hổ La Hán

Tượng Phục Hổ La Hán

Thông qua ý nghĩa của tượng 18 vị La Hán, quý vị đạo hữu Phật tử hãy phát nguyện tu tập theo gương các ngài. Dù quý vị trước đây có là ai, làm nghề gì, xấu xa ra sao, chỉ cần thật tâm tu tập, tất sẽ thành chánh quả. 

Vì Sao Nên Mua Tượng La Hán Ở Cabistone

👏Hãy Cabistone cùng bạn xây dựng một không tâm linh của bạn

CHÚNG TÔI CÓ GÌ?

  • Xưởng sản xuất trực tiếp với quy mô lớn và hiện đại hơn 1000m2, bạn hãy yên tâm mua hàng tận gốc với giá tốt, tiết kiệm đến 30% chi phí.
  • Showroom hiện đại, mẫu mã đa dạng. Bạn có thể ghé tham quan sản phẩm tại: 70 Phạm Hữu Nhật, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng.
  • Đội ngũ sản xuất trẻ tuổi hơn 30 thợ lành nghề, năng động, đầy nhiệt huyết, ngoài việc trực tiếp tham gia vào sản xuất còn không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, cập nhật những cách thức sử dụng máy móc hiện đại, tân tiến.
  • Giám sát chỉ đạo sản xuất, thi công lắp đặt tại xưởng và công trình. Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo các yêu cầu đã đề ra và cam kết thực tế sản phẩm giống bản vẽ lên đến 95%.

Quý đối tác có nhu cầu hợp tác xin liên hệ:

  Điện Thoại: +84 794.157.959/ +84 906.436.536

Thời gian hoạt động mỗi ngày : 8:00 - 20:00

Thông tin và yêu cầu thiết kế xin gửi đến email :  kientrucda.vn@gmail.com

📌 Văn phòng : 70 Phạm Hữu Nhật, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng

📌Xưởng sản xuất : Lô 10,11,12,13,14 Trương Gia Mô, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng


FOLLOW CHÚNG TÔI:

Website : https://cabistone.com/

Facebook : https://www.facebook.com/KienTrucDa

Youtube : https://www.youtube.com/user/kientrucda

Từ Khóa
Lăng Mộ Đá bồn tắm đá cột đá trụ đá Đài Phun Nước Đá Tượng 14 Chặng Đàng Thánh Giá quán tự tại bồ tát quân âm tự tại sư tử đá tượng sư tử singapore Tượng 12 Con Giáp lan can lan can cho biệt thự Lan Can Đá Nghê Đá lò sưởi đá tự nhiên lò sưởi trang trí Lavabo Đá Tượng Ngựa Đá Tượng Đức Mẹ Bồn Tắm Đá lò suởi đá bảng hiệu đá tự nhiên bảng hiệu ngoài trời Lư Hương Đá phù điêu phù điêu mặt tiền nhà phù điêu nghệ thuật Lò Sưởi Noel Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn rồng đá rồng đá tự nhiên Tượng chân dung đá bàn thờ đá Lò Sưởi Đá Cá Chép Đá Cá Chép Hóa Rồng Tượng Đại Bàng Tượng Đạt Ma Sư Tổ bồn tắm đá nguyên khối bồn tắm đá tự nhiên Tượng Cá Heo Cây Hương Đá Bồ Đề Đạt Ma Tượng Cá Chép Tượng Phật Thích Ca Tượng Sử Tử Đá Phật Di Lặc Chậu Hoa Đá cuốn thư đá cây hương đá cây hương đá ngoài trời chiếu rồng đá Tượng Cô Gái Địa Tạng Vương Bồ Tát Bảng Hiệu Đá mẫu tượng đức mẹ maria đẹp nhất đức mẹ maria Tượng Phật Đản Sanh Phật Nhập Niết Bàn Cây Hương Đa Giáng Sinh 2021 Khóm thờ đá chậu rửa lavabo lavabo đá Tượng Thập Đại Đệ Tử Tượng Chân Dung Đèn Đá Nhật Bản lò sưởi 3d tượng chúa tượng công giáo Tượng Nghệ Thuật Tượng Đá mộ đá Tượng Tam Thế Phật Đài Phun Nước lò sưởi đá Đạt Ma Sư Tổ Đèn Đá Sân Vườn Lò Sưởi Trang Trí Tượng Nghê Đá Chúa Jesus Sư Tử Đá Kỳ Lân Đá Tượng Bác Hồ phồ hiền và văn thù bồ tát Cuốn Thư Đá Tượng Thánh Giuse Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay Phật Thích Ca Phật A Di Đà phổ hiền bồ tát tượng phổ hiền bồ tát Phù Điêu Đá Tượng Quan Vũ Tượng Bán Thân Tượng Phước Lộc Thọ Tượng Thiện Tài Đồng Tử Tượng Thiên Thần Lục Bình Đá văn thù bồ tát văn thù sư lợi bồ tát Lò Sưởi 3d Đồ Thờ Cúng thiềm thừ đá cóc ba chân Tượng Kỳ Lân Tượng Chú Tiểu Tượng Sư Tử Tượng Phật Di Lặc Tượng Phật Bà Quan Âm Tượng Tiêu Diện Hộ Pháp Cá heo đá tượng cá heo tượng la hán Tứ Đại Thiên Vương Đèn Đá Thờ Cúng Hạc Đá bức bình phong bàn thờ thần tài Ngựa Đá Thuyền Đá Tượng Phượng Hoàng Tượng Rồng Đá Cuốn Thư Đá Tượng Voi Đá Bàn Ghế Đá Tượng Quan Âm chậu cảnh đá chậu hoa đá chậu kiểng đá Lò Sưởi Đá Tỳ Hưu Đá Kỳ Lân Đá Tượng Nghệ Thuật bồn tắm đá Lăng Mộ Đá lavabo đá chậu rửa lavabo Đài Phun Nước Đá Đài Phun Nước cột đá tự nhiên Chậu Cảnh Đá Tượng Phật Thích Ca mộ đá Lục Bình Đá Lộc Bình Đá Cá Chép Hóa Rồng Cá Chép Đá trụ đá cột đá lò sưởi đá Phù Điêu Đá Mộ Đá Bồn Tắm Đá bàn thờ đá bàn thờ thần tài Bảng Hiệu Đá Lan Can Đá bảng hiệu ngoài trời bảng hiệu đá tự nhiên Lavabo Đá bồn tắm đá nguyên khối bồn tắm đá tự nhiên Tượng Cá Chép cây hương đá cây hương đá ngoài trời chậu hoa bằng đá Cuốn Thư Đá Bức Bình Phong lăng mộ đá xanh Lư Hương Đá mộ đá ba mái phù điêu phù điêu nghệ thuật phù điêu mặt tiền nhà đức mẹ maria thiềm thừ đá Tượng chân dung đá Địa Tạng Vương Bồ Tát Tượng Đức Mẹ mẫu tượng đức mẹ maria đẹp nhất Mộ Đá Cẩm Thạch Cột Đá Phật Thích Ca Tượng Đức Chúa Tượng Kỳ Lân Tượng Thiên Thần Lăng Mộ Đá Tượng Hạc Đá Trụ Đá Ốp Đá Mặt Tiền Tượng Phật Bà Quan Âm Tháp Văn Xương Rồng Đá Tam Thánh Phật Tượng Tam Thế Phật 5 Anh Em Kiều Trần Như Tượng Rồng Đá Mộ Công Giáo lan can cho biệt thự Tượng Tứ Đại Thiên Vương Ốp Đá Cây Hương Đá Tượng Chân Dung Tượng Phước Lộc Thọ Tượng Sư Tử Biển Đèn Đá Thờ Cúng Tượng 12 Con Giáp Đánh Giá Sản Phẩm Review